Hệ thống quản trị đào tạo trực tuyến
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế1. Mục tiêu:
Rèn luyện kỹ năng lắp mạch và dò tìm sự cố mạch khởi động động cơ kđb 3 pha đổi nối sao/tam giác
2. Yêu cầu:
Lắp đúng mạch , đúng trình tự , đúng yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn và thời gian
3. Dụng cụ, vật liệu:
a. Vật liệu:
b. Dụng cụ:
Tuốc vít, kìm, VOM
4.1. Các bước thực hiện:
Bước 1: Đọc nguyên lý làm việc:
Bước 2: Chọn vật tư, thiết bị:
Bước 3: Lắp mạch điều khiển:
Bước 3: Lắp mạch điều khiển:
Lắp dây pha: Lắp đoạn mạch thứ 1 ( dây màu đỏ, xanh lá cây)
Lắp dây pha: Lắp đoạn mạch thứ 2 ( dây màu tím)
Bước 4: Kiểm tra không điện mạch điều khiển:
- Kiểm tra thông mạch đoạn mạch công tắc tơ K1,KY, T1
Đặt 2 đầu que VOM ở đầu ra áp tô mát 1 pha, lần lượt ấn vào nút ấn M, công tắc tơ K1, kim đồng hồ ở một giá trị (Để VOM ở thang đo Ωx10 kim VOM chỉ giá trị điện trở khoảng 40Ω)
- Kiểm tra thông mạch đoạn mạch công tắc tơ KD
Lần 1: Đặt 1 đầu que VOM ở đầu ra nút ấn M và 1 que VOM ở đầu vào tiếp điểm thường mở đóng chậm T1 , kim đồng hồ ở một giá trị điện trở bằng không
Lần 2: Đặt 1 đầu que VOM ở đầu ra tiếp điểm thường mở đóng chậm T1 , và 1 que VOM ở dây nguội áp tô mát 1 pha kim đồng hồ ở một giá trị (Để VOM ở thang đo Ωx10 kim VOM chỉ giá trị điện trở khoảng 40Ω)
Bước 5: Lắp mạch động lực: Lắp từ động cơ lắp lên
Bước 6: Kiểm tra không điện mạch động lực:
Đặt 2 đầu que VOM ở đầu ra công tắc tơ K1, ấn công tắc tơ KY, kim VOM chỉ giá trị điện trở, thả tay ra ấn công tắc tơ KD kim VOM chỉ giá trị điện trở (điện trở khi ấn vào công tắc tơ KY lớn gấp đôi khi ấn vào công tắc tơ KD), làm như vậy cho từng cặp pha.
Chú ý: Đặt thang đo Ωx10
Các em xem video cách kiểm tra không điện mạch động lực của thầy :
https://youtube.com/shorts/pqw0b15eKKI
Bước 7: Vận hành máy
Thao tác đúng trình tự:
Bước 8: Dừng máy
Thao tác đúng trình tự:
Bước 1: Đọc và phân tích nguyên lý làm việc:
- Dựa vào bản vẽ và mô hình thực tế để đọc nguyên lý làm việc: Ấn M đèn X1, Đ2 sáng, sau thời gian t1=5s đèn V1, Đ2 sáng, sau thời gian t2= 5s đèn X2, Đ1 sáng, sau thời gian t3= 5s đèn V2 sáng, Đ1 vẫn tiếp tục sáng, sau thời gian t4=5s lặp lại chu kì mới.
Bước 2: Tìm hiểu mạch thực tế với sơ đồ triển khai:
Chú ý:
+ Nhắc nhở SV xem cách đấu dây thực tế so với bản vẽ
+ Vị trí chung thường đưa ra trạm nối: ví dụ trên sơ đồ là số 1,2,4,5,6,8,10,17,18
Bước 3: Tạo pan
Chú ý:
+ Cho máy dừng rồi mới tạo pan
+ Mỗi lần tạo một pan
Bước 4: Phân tích hiện tượng và khoanh vùng sự cố: Dựa vào quá trình hoạt động thực tế của mạch ta ghi nhận hiện tượng và khoanh vùng sự cố
Chú ý :
+ Vùng sự cố là vùng chung nhất xảy ra các hiện tượng sự cố
+ Xem dòng điện đã chạy đến đâu rồi
Bước 5: Tiến hành đo
Khi chúng ta xác định đúng vùng sự cố rồi sau đó chúng ta tiến hành đo: Đặt que đo bao hàm cả vùng sự cố ( đèn báo sáng ) , sau đó giữ nguyên một đầu và đầu kia di chuyển vào từng đoạn, đến khi nào đèn báo tắt thì đoạn vừa di chuyển qua bị sự cố
Chú ý :
+ Trước và sau que đo phải kín mạch để lấy nguồn điện
+ Khi di chuyển đầu kia que đo vào từng đoạn, nếu gặp tiếp điểm thường mở hoặc nút ấn thì giữ nguyên đầu đó và di chuyển đầu que đo khác.
+ Mạch điện đang có điện cho nên cẩn thận và không được đùa giỡn.
4.2. Ví dụ về sự cố Pan:
- Giả sử khi ta ấn M cuộn dây công tắc tơ K1, rơ le thời gian T1 có điện, đèn xanh 1 sáng nhưng rơ le thời gian T2 và công tắc tơ K2 không có điện.
- Khoanh vùng sự cố: với sự cố trên thì ta khoanh vùng sự cố là từ số 5 chung ( tiếp điểm T1) đến số 8 chung (tiếp điểm T2)
- Tiến hành đo: Đặt que đo bao hàm cả vùng sự cố như hình vẽ đèn báo sáng, giữ đầu chân số 5 di chuyển đầu que còn lại, giả sử khi di chuyển vào chân số 8 của T1 đèn báo tắt thì ta kết luận đoạn mạch từ chân số 8 của T1 đến chân số 8 chung của T2 bị đứt.