I. Vị trí và tính chất

Vị trí: Mô đun “Đại cương về sinh hóa và môi trường” được thực hiện cùng với các Mô đun cơ sở khác và được thực hiện trước các Mô đun chuyên môn.

Tính chất: Là Mô đun cơ sở nhằm cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về vật lý, hóa học, sinh học và luật pháp liên quan đến lĩnh vực môi trường. Đây cũng được coi như Mô đun cơ bản, nền tảng của chương trình đào tạo các ngành có liên quan đến lĩnh vực môi trường.  

- Mô đun có thể được phân chia thành các phần học có thời lượng và mục tiêu đào tạo khác nhau theo đúng quy định về thời gian đào tạo cho mỗi mô đun, nhưng vẫn phải đảm bảo được các mục tiêu chính của Mô đun như sau:

II. Mục tiêu

II.1. Kiến thức

-        Mô tả và giải thích được các chu trình sinh thái trong tự nhiên.

-        Trình bày được nguồn gốc, cơ chế phát sinh và tác động của ô nhiễm môi trường.

-        Trình bày được vai trò nhiệm vụ, mục tiêu và trách nhiệm của mỗi người và doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ môi trường.

-        Trình bày được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường.

-        Trình bày được các quy định liên quan về phòng tránh ô nhiễm môi trường.

-        Trình bày được các bước lập kế hoạch và chuẩn bị các hoạt động về vệ sinh an toàn lao động, sức khỏe nghề nghiệp.

-        Mô tả và giải thích được vai trò, tác động của các dạng năng lượng và tài nguyên đến phát triển bền vững.

-        Mô tả được các cách thực hiện công việc một cách hiệu quả, tránh lãng phí vật tư hoặc gây tổn hại tới môi trường xung quanh.

-        Trình bày được các bước lập hồ sơ, viết báo cáo về các hoạt động liên quan đến tiết kiệm năng lượng, vật tư và bảo vệ môi trường.

-        Trình bày được những nội dung về an toàn hóa chất.

II.2. Kỹ năng

-        Vận dụng các chu trình sinh thái để giải thích các hiện tượng trong lĩnh vực liên quan.

-        Tìm kiếm và cập nhật được các văn bản trong hệ thống quy phạm pháp luật về môi trường của quốc gia.

-        Xây dựng được một kế hoạch thực hiện các biện pháp bảo vệ, giảm thiểu ô nhiễm và xanh hóa môi trường làm việc.

-        Áp dụng được 3R trong phạm vi công việc.

-        Thu gom, phân loại và kiểm soát được các mối nguy hại về chất thải trong phạm vi công việc.

-        Áp dụng phương pháp giảm tránh gây ô nhiễm môi trường.

-        Thực hiện được các biện pháp sử dụng vật tư và năng lượng thân thiện môi trường.

-        Áp dụng các quy định liên quan về phòng tránh ô nhiễm môi trường.

-        Nhận diện các rủi ro môi trường và hiệu suất sử dụng tài nguyên.

II.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

-        Tự giác trong bảo vệ môi trường; tôn trọng các quy định về bảo vệ môi trường và xây dựng môi trường làm việc xanh, sạch; chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan.

-        Tự giác và tích cực sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.

-        Có ý thức cải tiến, sử dụng các biện pháp, công cụ, phương thức làm việc thân thiện với môi trường.

-        Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm với kết quả công việc.

-        Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

-        Hướng dẫn, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

-        Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.


Last modified: Saturday, 24 August 2024, 2:58 PM