Nội dung
I. TIÊU CHUẨN 5S VÀ TÁC PHONG CÔNG NGHIỆP
1. Tiêu chuẩn 5S
a. Định nghĩa: 5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc. Nó được viết tắt của 5 từ trong tiếng Nhật gồm: Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc) và Shitsuke (Sẵn sàng).
b. Lợi ích khi thực hiện 5S
Nơi làm việc sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp hơn. Tăng cường sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến. Tạo kỷ luật cho tổ chức.
Hỗ trợ công việc dễ dàng hơn.
Đem lại nhiều thiện cảm, cơ hội kinh doanh. Mọi người trở nên có kỷ luật hơn.
Thực hiện tốt 5S sẽ giúp:
* Cải tiến năng suất lao động.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm.
* Giảm chi phí sản xuất.
* Giao hàng đúng thời gian.
* Đảm bảo an toàn cho nhân viên.
* Nâng cao tinh thần làm việc.
c. Hướng dẫn thực hiện 5S
* Seiri /Sàng lọc
- Bước 1: Xác định danh mục các dụng cụ, đồ nghề, vật tư cần thiết cho môn học/công việc;
- Bước 2: Tách biệt các vật dụng không cần thiết và để riêng ra một khu vực
- Bước 3: Xin ý kiến của giáo viên/quản lý trực tiếp về việc hủy/thanh lý các vật dụng không cần thiết.
Hướng dẫn: Trong môn học thực hành lạnh cơ bản, sinh viên sẽ tiến hành sàng lọc và nhận các dụng cụ, đồ nghề, vật tư cần thiết cho ca học thực hành, tiến hành ghi nhận tình trạng các thiết bị vào đầu buổi và cuối buổi thực hàn
* Seiton/Sắp xếp: Sau bước sàng lọc, sắp xếp giúp cho mọi thứ được xếp vào đúng chỗ của nó. Nguyên tắc của sắp xếp là dựa vào tần suất sử dụng của vật dụng.
- Bước 1: Từ danh mục các dụng cụ, đồ nghề, vật tư cần thiết cho môn học/công việc Bạn cần suy nghĩ để cái gì, ở đâu cho thuận tiện, thẩm mĩ và an toàn
- Bước 2: Trao đổi về cách sắp xếp, bố trí với các bạn/giáo viên/đồng nghiệp. Vật thường xuyên sử dụng để ở gần người sử dụng, vật ít dùng thì để xa hơn. Vật nặng để phía dưới và nhẹ để phía trên, …
- Bước 3: Lập ra danh mục các vật dụng và sơ đồ nơi lưu giữ. Cần ghi chú vị trí cụ thể đến từng ngăn kéo, ngăn tủ để dễ dàng trong việc tìm kiếm
- Bước 4: Nên có sơ đồ riêng về bình cứu hỏa, dụng cụ cấp cứu, van an toàn để có thể sử dụng ngay nếu xảy ra sự cố.
Hướng dẫn: Trong môn học, sinh viên sẽ tiến hành sắp xếp các dụng cụ đồ nghề, vật tư, thiết bị vào vị trí thực hành 1 cách có trật tự, có thể sắp xếp theo trình tự các bước thực hiện công việc, sau khi kết thúc từng công việc, phải để dụng cụ đồ nghề vào lại vị trí cũ, không để một cách tùy tiện
* Seiso/Sạch sẽ: Vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc/phòng thực hành cần thực hiện hàng ngày, hàng tuần một cách thường xuyên, liên tục. Việc vệ sinh thường xuyên còn giúp kiểm tra các đồ vật hư hỏng, bụi bẩn, tránh hỏng hóc.
Hướng dẫn: Sinh viên duy trì việc vệ sinh khu vực làm việc trong suốt quá trình thực hành. Đồng thời, hàng ngày mỗi ca thực hành nên chia nhóm duy trì vệ sinh sạch sẽ lớp học trong quá trình thực hành, nhất là mỗi đầu ca và cuối ca thực hành.
* Seiketsu/Săn sóc: Săn sóc giúp tạo ra một hệ thống để duy trì và giữ gìn sự sạch sẽ tại nơi làm việc. Bạn cần tạo ra một lịch làm vệ sinh cụ thể. Cần đặt ra các tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá hiệu quả của việc săn sóc. Thiết kế ra các nhãn mác rõ ràng về tiêu chuẩn cho các vị trí quy định. Thiết lập thống nhất về giới hạn, vị trí.
* Shitsuke/Sẵn sàng: Đây là bước khó khăn, đòi hỏi tính tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, không cần ai nhắc nhở, ra lệnh. Sẵn sàng một cách tự giác để trở thành một thói quen.
2. Tác phong công nghiệp
- Tác phong công nghiệp là tác phong của người lao động trong quá trình làm việc, tham gia sản xuất. Tác phong công nghiệp thể hiện thông qua việc tuân thủ thời gian, tuân thủ quy định – quy trình làm việc, kỹ năng và thái độ giao tiếp, các kỹ năng mềm, kỹ năng ứng xử, có kế hoạch làm việc cụ thể rõ ràng,…Tác phong công nghiệp là kết quả của việc tạo dựng và là khung năng lực của cá nhân.
Để rèn luyện tác phong công nghiệp trong môi trường học tập, sinh viên cần:
- Tuân thủ tốt nội quy của trường và của phòng thực hành, cụ thể: Đi học đúng giờ, đồng phục đúng quy định, lễ phép với giảng viên và tôn trọng bạn bè, ham học hỏi và hoàn thành nội dung công việc của các tiết học thực hành, mang đầy đủ dụng cụ đồ nghề thực hành (nếu có), chấp hành tốt các quy trình đảm bảo an toàn từng công việc, thực hành các thao tác theo quy trình hướng dẫn của giảng viên, giữ vệ sinh và bảo quản tài sản công, đảm bảo 5S trong thực hành, ….
II. An toàn điện
1. Trang bị bảo hộ
2. Trình tự thực hiện công việc
- Bước 1: Cắt nguồn điện
Không bao giờ làm việc khi dây dẫn có điện
- Bước 2: Trưng biển cảnh báo trong khi làm việc
Trong khi làm việc trưng biển cảnh báo ở gần cầu dao điện “có người đang làm việc! Không được đóng nguồn điện”.
- Bước 3: Kiểm tra xem nguồn điện đã được ngắt chưa
Dùng đồng hồ điện hoặc bút thử điện để kiểm tra xem dòng điện đã được ngắt chưa.
- Bước 4: Thông báo khi nối nguồn điện
Khi nối nguồn điện nhớ nói cho những người cùng làm việc biết.
3. Những thao tác cần thiết khi xảy ra điện giật
- Bước 1. Đầu tiên là ngắt nguồn điện
Nếu không cắt được nguồn điện, hãy dùng một vật cách điện để tách người bị hại ra khỏi nguồn điện.
* Không được chạm vào người đang bị điện giật.*
- Bước
2. Gọi
xe
cấp
cứu
- Bước 3. Kiểm tra tình trạng nạn nhân và làm hồi sức cấp cứu
III. Khi làm việc trên cao
1. Trang bị bảo hộ, thiết bị an toàn
2. Các biện pháp an toàn và cảnh báo
3. Những chú ý khi lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng
- Dây an toàn
Thắt dây an toàn theo thứ tự được khắc trên khóa dây sau đó thắt chặt dây ở trên phần thắt lưng.
Móc dây thẳng xuống vào một vật ở vị trí cao hơn phần eo. Vật đó phải đủ vững chắc để chịu được trọng lượng cơ thể và tránh bị ngã.
Điều chỉnh móc vòng D để móc vòng D không lộ ra phía trước cơ thể.
- Bậc lên xuống
Đặt
bậc
lên
xuống
lên
mái
ngói,
vách
thạch
cao
hoặc
vật
liệu
khác
dễ
vỡ
nếu
giẫm
lên.
Tuy
nhiên,
không
đặt
bậc
lên
xuống
lên
hệ
thống
trần
nhà.
Cố
định
bậc
lên
xuống
vào
bu
lông
hoặc
các
bộ
phận
tương
tự
trên
vật
liệu
chống
đỡ.
- Đề phòng tai nạn do các vật rơi gây ra
Không đưa bất kỳ vật liệu hoặc dụng cụ thừa nào lên mái. Hãy đưa các vật dụng lên mái một cách có tổ chức.
Đeo các dụng cụ vào dây đeo và xâu chúng vào vòng đai lưng.
Không bao giờ ném các dụng cụ hoặc vật liệu từ trên mái.
Dùng
dây
hoặc
các
nón
an toàn
làm
hàng
rào
chắn
khu
vực
nguy
hiểm
của
vật
rơi
và
có biển
cảnh
báo
ở khu
vực
này
như
“nguy
hiểm
vào
đầu”.
- Thang Gấp, Thang Tựa
Chuẩn
bị
thang và
sử
dụng thang ở độ
cao
phù
hợp, sử
dụng
thang có
hai
hoặc
ba
điểm
tựa.
Đảm
bảo
thang gấp
có
chân
thang chống
trượt, luôn khóa chốt.
Đảm
bảo
hai
tay
không
cầm
vật
gì
khi
trèo
lên
hoặc
trèo
xuống
thang. Treo dụng
cụ
hoặc
nhờ
đồng
nghiệp
đưa
dụng
cụ.
Không quay lưng về phía thang khi xuống thang
Không đứng trên bậc đỉnh thang.
Thậm chí không đứng trên bậc liền kề với bậc đỉnh thang.
IV. Vận chuyển môi chất nguy hiểm (môi chất lạnh)
1. Vật dụng bảo hộ
2. Những chú ý khi vận chuyển
- Vận chuyển bằng tay
Không lắc bình hoặc va chạm vào bình quá mạnh.
Không vác trên vai.
Khi không sử dụng hãy đậy nắp bình để bảo đảm không bị rò rỉ khí.
- Vận chuyển bằng ô tô
Đề phòng bình khi bị lật hoặc lăn.
Mở cửa sổ. Duy trì nhiệt độ trong xe ở dưới 40 C
Không bao giờ rời xa khỏi, không bao giờ để bình khí ở lại trong xe. Hãy chứa chúng trong nhà kho.
Không để bình khí dưới ánh nắng mặt trời.
V. An toàn với môi trường
Con người hiện đang phải đối mặt với những ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu mà một trong những nguyên nhân gây ra chúng là môi chất lạnh. Không chỉ ảnh hưởng đến tầng ozone, môi chất lạnh còn góp phần gây ra sự ấm dần lên toàn cầu – là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ của khí hậu trong thời gian gần đây nên việc thu hồi và hạn chế rò rỉ môi chất là vô cùng cần thiết.
* Những chú ý khi lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng về an toàn và môi trường:
- Nếu môi chất lạnh tiếp xúc trực tiếp với da thì sẽ có nguy cơ bị bỏng lạnh, vì vậy hãy thao tác cẩn thận và đeo găng tay da
- Không nạp khác loại với môi chất lạnh được chỉ định
- Không gia nhiệt bình chứa môi chất từ ngọn lửa bên ngoài
- Hạn chế rò rỉ môi chất lạnh ở mức thấp nhất
* Lưu ý với các thiết bị sử dụng
- Tắt nguồn điện của máy điều hòa không khí
- Loại bỏ không khí bên trong
- Không hòa trộn các môi chất lạnh khác nhau
- Kiểm soát nhiệt độ của bình chứa thu hồi
* Quy trình thu hồi môi chất
- Lắp đặt/sửa chữa/bảo trì máy điều hòa
- Thu hồi môi chất lạnh bằng thiết bị thu hồi tiêu chuẩn
- Tiêu hủy môi chất lạnh bởi đơn vị được cấp phép
- KHÔNG ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường trái đất
Last modified: Thursday, 21 November 2024, 3:26 PM