Nội dung
Nội dung

Cấu tạo của máy phát điện 1 pha tương đối đơn giản.
Máy phát là sự kết hợp của nhiều bộ phận. Mỗi một bộ phận này đều
có một vai trò và nhiện vụ riêng giúp cho máy có thể hoạt động một
cách hiệu quả nhất. Máy phát điện xoay chiểu 1 pha được cấu tạo từ
2 bộ phận chính là đầu phát và động cơ cùng với các hệ thống phụ
trợ. Cụ thể như sau:
Đầu phát.
Đây là bộ phận có nhiệm vụ biến nhiên liệu cơ học
trở thành điện năng. Đầu phát của máy phát điện 1 pha gồm phần ứng hoặc phần cảm. Phần đứng yên
sẽ được gọi là sato, phần quay sẽ được gọi là rôto. Tuy nhiên, đối
với những máy phát điện xoay chiều 1 pha công nghiệp có công suất lớn
thì phần ứng luôn là phần đứng yên (stato), còn phần cảm là phần
chuyển động (rôto). Hai phần này của thiết bị phát điện làm việc tác
động qua lại với nhau để tạo sự chuyển động giữa điện và từ [9].
Phần cảm: Thông qua hệ thống
nam châm quay để tạo ra từ thông biến thiên rồi từ đó tạo ra từ
trường. Nam châm trong phần cảm có thể là nam châm vĩnh cửu hoặc nam
châm điện.
Phần ứng: Phần ứng của đầu
phát thực chất là một mâm tròn có chứa hệ thống các cuộn dây đồng
với số vòng dây cuốn và kích thước tương đương nhau. Những cuộn dây
này có
nhiệm vụ tạo ra suất điện động cảm ứng.
Đây là bộ phận quan trọng nhất của máy phát điện
xoay chiều 1 pha, có nhiệm vụ cung cấp nguồn năng lượng cho các bộ
phận khác của của máy. Nguồn nhiên liệu đầu vào của động cơ có thể
kể đến như: Xăng, dầu diesel, propan,… Công suất của động cơ tùy thuộc
vào kích thước của động cơ, kích thước càng nhỏ công suất càng nhỏ.
Ngoài hai bộ chính trên máy phát điện xoay chiều
còn có các hệ thống phụ trợ khác như sau:
Hệ thống cung cấp nhiên liệu:
Đây là hệ thống đảm nhận nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu có trong bình
chứa cho buồng đốt giúp cho máy hoạt động. Hệ thống này có các bộ
phận như: Ống thông gió, bình chứa nhiên liệu, bơm nhiên liệu, đường
ống nối động cơ với bình chứa nhiên liệu.
Hệ thống làm mát: Hệ thống
này giúp thông gió đồng thời thu hồi nhiệt lượng của hệ thống làm
lạnh tạo ra trong quá trình máy hoạt động.
Hệ thống xả: Hệ thống có
nhiệm vụ đưa chất thải do máy phát điện tạo ra trong quá trình làm
việc ra ngoài. Ống xả của thiết bị thường được làm từ gang, thép
hoặc sắt rèn.
Hệ thống điều khiển: Tính năng
của hệ thống điều khiển sẽ tùy thuộc vào thiết kế của nhà sản
xuất. Những tính năng có thể có trong hệ thống điều khiển máy phát
điện có thể kể đến như: Thiết bị đo lường, hệ thống ngắt và cấp
điện, đồng hồ đo tần số, thiết bị đo tốc độ quay của máy phát điện,…
Bộ khung của máy phát điện:
Đây là bộ phận có chức năng bảo vệ máy khỏi va chạm trong quá trình
di chuyển. Đồng thời bộ khung còn giúp máy có thể giữ được thăng
bằng tốt.
Hệ thống bôi trơn: Hệ thống có
chức năng giúp cho các chuyển động bên trong của thiết bị diễn ra trơn
tru và ổn định. Dầu là nhiên liệu chủ yếu được dùng để bôi trơn.
Ổn áp: Đây là bộ phận giúp
cho máy phát điện xoay chiều 1 pha hoạt động một cách ổn định và
tốt nhất. Nó quy định và điều chỉnh điện áp ở đầu ra của máy.
Bộ sạc pin: Đây là bộ phận
giúp cho pin của thiết bị luôn đầy và có điện áp thả nổi có độ
chính xác cao.
Bộ lưu quay: Bộ phận này có
chức năng chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1
chiều.
Nguyên lý máy phát điện xoay chiều 1 pha
Máy phát điện xoay chiều 1 pha có nguyên lý hoạt
động tương đối đơn giản dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Điện
được máy phát điện 1 pha tạo ra dựa vào hệ thống cuộn dây đồng và
nam châm. Các đường sức từ của nam châm sẽ chạy xuyên qua tiết diện
của cuộn dây đồng. Khi phần quay chuyển động sẽ tạo ra suất điện
động biến thiên trong mạch và sinh ra một dòng điện xoay chiều giúp
cho máy phát điện hoạt động.
Tùy theo từng máy mà sẽ có phần quay là nam châm
hay các cuộn dây đồng. Song, dù bộ phận nào đảm nhận nhiệm vụ là
phần quay thì trong quá trình hoạt động hai bộ phận này đều tương tác
với nhau sản sinh ra dòng điện.